VĂN BIA CHÙA NGHĨA TRỦNG
Đồng Dưỡng
Chùa Nghĩa Trung xưa tọa lạc thôn La Qua, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam . Nay thuộc xã Điện Minh, huyện Điện Bàn.
Theo một tấm văn bia năm Khải Định thứ 7 cho biết nguyên chùa là một Nghĩa Trủng từ 義塚祠thiết lập để thờ âm linh hoang mộ. Vào năm Tự Đức thứ 18 [1864] mới được sắc phong danh tự. Từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa. Năm Khải Định thứ 7 (1922), Đốc Bộ Đường Từ Tướng Công Liệt Hiến Đại Nhân đã trích lương bổng cùng thiền sư Đương Khánh khuyến hóa thập phương, thỉnh tượng, đúc chuông, dựng chùa, vừa để thờ Phật vừa thờ âm linh cô mộ.
cổng chùa Nghĩa Trủng
Năm 1950, do chiến tranh, chùa bị đốt cháy, chỉ còn lại cổng và một số bài vị được đặt trước sân. Từ đó, chùa bị bỏ hoang không người hương hỏa. Năm 1956, Thượng tọa Trí Giác đứng ra trùng tu lại chùa và Giáo Hội cung thỉnh thầy Long Hải về trụ trì. Chùa được tu bổ dần dần từ nhà tổ, phương trượng cho đến nhà linh.
Chùa làm theo kiểu nhà ba gian, hai chái. Gian giữa thờ phật Thích Ca, gian hai bên thờ bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền. Hai bên cửa đi vào có lập bàn thờ hai vị Hộ Pháp, Già Lam. Hai tượng này được làm theo kiểu xưa, có thể di tích của ngôi chùa cũ. Hai bên tiền đường lập hai gác chuông trống. Khi tái thiết, pháp khí không còn bảo tồn, nhân quả chuông từ chùa Vua mang về tỉnh hội nên quí sư mới đưa về đây an trí tại gác chuông để sớm chiều khua đánh. Theo lạc khoản, chuông chùa Vĩnh An (chùa Vua) được đúc năm Minh Mệnh thứ 5 (1824), đến năm Tự Đức thứ 16 thì cho đúc lại. Như thế, chuông được đúc năm Tự Đức thứ 16. Chuông có kết cấu khác xa với các chuông tại các tổ đình. Phần đầu tóp lại, phần bụng rộng to, trông giống pháp khí ở các lăng miếu.
Phía trước chùa có một cổng làm theo kiểu cổ dạng nhất môn, trên có một cái gác nhìn vào chùa, thờ tượng Tiêu Diện đại sĩ và nơi để các tượng hư bể.
Chùa trãi qua các đời trụ trì như thiền sư Đương Khánh, Trí Thông, Long Hải và đến nay là thượng tọa Thích Như Thùy. Công đức lớn lao vẫn là hai vị Đương Khánh và Long Hải. Thiền sư Đương Khánh là người đầu tiên trụ trì và ngài đã trùng kiến khá nhiều các hạng mục công trình, đưa Nghĩa Trủng từ một miếu trở thành ngôi già lam trong khu vực tỉnh thành. Ngài cùng hội tập nhiều vị tại gia cư sĩ lập các phổ để sớm hôm hương hỏa cho chùa. Đến đại sư Như Thính Trí Thông trụ trì được mấy năm thì bị chiến tranh đốt phá, đại sư lánh nạn, chùa không người hương hỏa. Khi tái thiết thì hòa thượng Long Hải được bổ nghiệm về trụ xứ. Ngài xây dựng Nghĩa Trủng thành một ngôi chùa nổi tiếng tại huyện Điện Bàn.
Qua khảo sát tư liệu, chùa còn bảo tồn 5 văn bia, hai tấm đặt hai bên phía sau cổng tam quan, hai tấm gắn vào thân tường gần lầu chuông, lầu trống và một tấm được gắn trong khu tháp thiền sư Đương Khánh[1]. Cả 5 bia được làm bằng chất liệu đá non nước, màu trắng. Bia thuộc loại bia dẹp, một mặt để khắc chữ, một mặt gắn vào thân tường nên chỉ sử dụng được một mặt khắc chữ. Các bia đều có niên đại muộn, bia có niên đại sớm nhất là năm Khải Định thứ 7, còn các văn bia khác thì thuộc niên hiệu Bảo Đại. Hai bia trước cổng, lòng văn giống nhau, chỉ khác phần công đức, còn bia đặt tại gác trống thì thuần chép danh sách các tín chủ cúng tiền vào chùa. Khai thác các văn bia ở đây, chúng ta làm sáng tỏ được lịch sử ban sơ và vị trí của ngôi chùa nằm về phía đông của tỉnh thành. Tham khảo tư liệu về Dinh Trấn Thanh Chiêm thời các chúa Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, tỉnh Quảng Nam cho biết chùa Long Hưng cũng nằm về phía đông dinh trấn. Như thế, các thế hệ tiền nhân muốn lập chùa về phía đông có thể để trấn yểm các thành xưa chăng?
Trong văn bia, chúng tôi thấy xuất hiện các phổ như Thành Nữ, Từ Chánh, Thành Tín, Chương Tín. Các phổ này đều thờ cúng ngài Thập Điện. Theo cách hiểu thì Phổ chính là tập hợp một số thiện tín có cùng tín ngưỡng thờ một vị thần, thánh hay Phật nào đó. Khi đến các ngày vía, sóc, vọng thì họ tập trung cúng tế. Ở các chùa tổ như Chúc Thánh, Phước lâm đều có các phổ.
CÁC BÀI VĂN BIA
1. Bia bên phải Tam Quan
Bia khổ 58x100 cm. Lòng bia kết cấu có 9 dòng, mỗi dòng 44 chữ, dòng thứ nhất, thứ 4 và dòng lạc khoản được viết đài lên, chữ viết chân phương, rõ, đẹp. Bia không có tiêu đề, không đề tên người soạn, được khắc đá vào năm Quí Dậu niên hiệu Bảo Đại thứ 8 (1923).
Phiên âm:
Sắc tứ Nghĩa Trủng Tự tại tỉnh thành đông môn ngoại, nguyên tiền phụng sự hoang mộ chư vong linh liệt vị. Tiền niên, Thừa Tỉnh Đốc Bộ Đường Từ Tướng Công Liệt Hiến Đại Nhân phát Bồ Đề tâm quyên ngân tu bổ kiêm phụng phật thánh, tự sở trang nghiêm. Cận niên lai, Quế Sơn huyện vệ kiểm thảo sung lại mục Tôn Thất Kham, trụ trì Phan Mai hiệu Đương Khánh đẳng, dữ cố Kinh Lịch hồi hưu Nguyễn Thục Thái thành tâm hiểu khuyến tín nữ nhân đẳng, nguyện cúng ngân nguyên lập Thành Nữ phổ. Thường niên trí cúng thánh đản Thập Điện đẳng lễ. Thực thuộc từ thiện hữu tâm, thỉnh minh thạch hậu lai giả khuyến hà nhân thị cúng ngân can kế hậu kê:…Bảo Đại bát niên tuế thứ Quý Dậu, tứ nguyệt cát nhật[2].
Dịch nghĩa :
Chùa Sắc Tứ Nghĩa Trủng tại phía Đông tỉnh thành, vốn thờ các vong linh mộ hoang. Năm trước, Thừa Tỉnh Đốc Bộ Đường Từ Tướng Công Liệt Hiến Đại Nhân phát tâm Bồ Đề quyên góp ngân tiền để tu bổ và phụng thờ Phật Thánh, chùa sở trang nghiêm. Gần đây, Quế Sơn huyện Kiểm Thảo vệ sung Lại Mục là Tôn Thất Kham, trụ trì Phan Mai hiệu Đương Khánh, cùng với cố kinh lịch hưu trí là Nguyễn Đôn Thái thành tâm khuyến hóa, các tín nữ cùng quyên góp tiền của lập phổ Thành Nữ, hằng năm trí cúng lễ thánh đản các vị Thập Điện.. Thật là có tâm làm việc thiện, xin khắc vào bia đá để lại mai sau, danh sách những người cúng tiền được kê ra dưới đây:
Kê:
Từ Chánh Phổ, Phổ chủ Mai Thị Dần pháp danh Như Tại .
Cúng 3 đồng: Nguyễn Hứa Thị Tùng, Nguyễn Thị Mọi pháp danh Như Hải,Vũ Thị Bổn pháp danh Như Phụng.
Cúng 2 đồng: Phạm Thị Mai pháp danh Như Khai, Nguyễn Thị Tiền phap danh Như Từ, Nguyễn Thị Đăng pháp danh Ấn Vinh, Nguyễn Thị Mùi pháp danh Như 0, Phạm Thị Tạo pháp danh Như Tảo, Phạm Thị Thơ pháp danh Như Thành, Phạm Thị Lọ pháp danh Như Lem, Tô Thị Thuyên, Đinh Thị Đào, Phạm Thị Diện, Nguyễn Thị Sung, Nguyễn Thị Cư, Nguyễn Thị Huyền pháp danh Như Suất, Tô Thị Thái pháp danh Như Chương, Phạm Thị Hưng, Mạc Thị Kiến, Đỗ Thị Sanh, Mạc Thị Phương, Lê Thị Chúc pháp danh Như Thọ, Ngô Thị Hương, Nguyễn Thị Nuôi, Nguyễn Thị Được, Nguyễn Thị Chút, Phạm Thị Được, Trần Thị Gần pháp danh Như Thường, Nguyễn Thị Tư pháp danh Như Ý,Lê Thị Thiết, Ngô Thị Hy pháp danh Như Thành, Nguyễn Thị Lạc, Lê Thị Nga pháp danh ấn Nhật, Đoàn Thị Lành, Nguyễn Thị Sa, Trương Thị Lý, Lê Thị Trùng pháp danh Như Mật.
Niên hiệu Bảo Đại thứ 8, ngày lành tháng tư năm Quý Dậu.
2. Bia bên trái Tam Quan
Bia khổ 62x100cm, lòng bia kết cấu gồm 10 dòng, mỗi dòng chữ không nhất định, lời văn khắc chữ nhỏ hơn phần công đức của mọi người. Lời văn giống nguyên với văn bia ở trên, chỉ khắc danh sách cúng tiền.
Phiên âm:
Sắc tứ Nghĩa Trủng tự tại tỉnh thành đông môn ngoại, nguyên tiền phụng sự hoang mộ chư vong linh liệt vị. Tiền niên, Thừa Tỉnh Đốc Bộ Đường Từ Tướng Công Liệt Hiến Đại Nhân phát Bồ Đề tâm quyên ngân tu bổ kiêm phụng phật thánh, tự sở trang nghiêm. Cận niên lai, Quế Sơn huyện vệ kiểm thảo sung lại mục Tôn Thất Kham, trụ trì Phan Mai hiệu Đương Khánh đẳng, dữ cố kinh lịch hồi hưu Nguyễn Thục Thái thành tâm hiểu khuyến tín nữ nhân đẳng, nguyện cúng ngân nguyên lập thành nữ phổ, thường niên trí cúng thánh đản Thập Điện đẳng lễ. Thực thuộc từ thiện hữu tâm, thỉnh minh thạch hậu lai giả khuyến hà nhân thị cúng ngân can kế hậu kê:…Bảo Đại bát niên tuế thứ Quý Dậu, tứ nguyệt cát.
Dịch nghĩa:
Chùa Sắc Tứ Nghĩa Trủng tại phía Đông tỉnh thành, vốn thờ các vong linh mộ hoang. Năm trước, Thừa Tỉnh Đốc Bộ Đường Từ Tướng Công Liệt Hiến Đại Nhân phát tâm Bồ Đề (1) quyên góp ngân tiền để tu bổ và phụng thờ Phật Thánh, chùa sở trang nghiêm. Gần đây, Quế Sơn huyện Kiểm Thảo vệ sung Lại Mục là Tôn Thất Kham, trụ trì Phan Mai hiệu Đương Khánh, cùng với cố kinh lịch hưu trí là Nguyễn Đôn Thái thành tâm khuyến hóa, các tín nữ cùng quyên góp tiền của lập phổ Thành Nữ, hằng năm trí cúng lễ thánh đản các vị Thập Điện (2). Thật là có tâm làm việc thiện, xin khắc vào bia đá để lại mai sau, danh sách những người cúng tiền được kê ra dưới đây:
Cúng 3 đồng kể:
Thành Tín phổ, chủ phổ Lưu Thị Được pháp danh Chơn Thành, Nguyễn Thị Hậu pháp danh Chơn Phước, Trương Thị Tương, Trương Thị Đinh, Trần Thị Kiến pháp danh Như Phát, Thái Thị Sửu pháp danh Như Bảo, Hồ Thị Tuyết pháp danh Như Sương, Nguyễn Thị Nhỏ pháp danh Như Thạnh,Lê Thị Xán pháp danh Như Lan,Ngô Thị Thôi pháp danh Như Nhạc,Trần Thị Đĩnh pháp danh Như Định, Lưu Thị Lạc pháp danh Như Tuyền, Phạm Thị Dậu pháp danh Như Long, Lưu Thị Hôn pháp danh Như Công, Hồ Thị Khuông pháp danh Như Đồng, Nguyễn Thị Cực pháp danh Như Thừa,Trần Thị Diên pháp danh Như Quảng, Lưu Thị No pháp danh Như Cẩn, Lê Thị Thiệu pháp danh Như Kế, Nguyễn Thị Quý tức Phú,Mai Thị Dụng tức Từ, Thẩm Thị Thi tức Cử, Đỗ Thị Triều tức Lang, Huỳnh Thị Hài pháp danh Như Định, Võ Thị Truật pháp danh Như Thúc, Lưu Thị Trả Thị Kinh, Trịnh Thị Pha pháp danh Như Điền, Trương Thị Tháp Như Đồng, Phạm Hạnh pháp danh Như Hương, Đinh Thị Chuyên, Mai Thị Lý pháp danh Như Lý,Văn Thị 0 pháp danh Như Cưu, Nguyễn Thị Kỷ Pháp danh Như Huy, Nguyễn Thị Quý pháp danh Như Hoà, Nguyễn Thị Giáp, Trần Thị Thạnh tức Hưng, Hồ Thị Xưng, Đặng Thị Hoài.
Tổng cộng đã cúng được 100 đồng, trong đó trích 50 đồng để lo ngày kị của hiển khảo hiển tỉ, 50 đồng còn lại để phụng dưỡng người già và hậu sự của họ sau khi mất. Riêng ngày kị của bà họ Lưu, pháp danh Chân Thành thì do xã Dưỡng Mông, Tổng Xuân Phú trung, huyện Quế Sơn phụng tự.
Niên hiệu Bảo Đại thứ 8, ngày lành tháng tư năm Quý Dậu.
3. Bia ở Lầu Chuông
Khổ 55x74cm, lòng bia có 19 dòng, mỗi dòng trung bình 33 chữ, khắc rõ, chân phương. Bia không đề, khắc năm Khải Định thứ 7. Đây là văn bia có niên đại sớm nhất của chùa. Bia ghi chép khá kỹ về quá trình hình thành chùa Nghĩa Trủng.
Phiên âm:
Nghĩa Trủng từ, sở tại tỉnh thành môn chi Đông, nguyên tòng hoang trủng, bàng tạo xuất chuyên tự âm linh. Tự Đức thập bát niên, phụng sắc tứ danh tự nhi tuân tuần sùng tu, lịch chí kim nhật. Bản niên Đốc Bộ Đường Từ Tướng Công Liệt Hiến Đại Nhân trích công tác ngân tịnh tăng khuyến cúng, thỉnh tượng chú chung, thiết tự, trường cấu hoành gia, phụng sự âm linh thả kiêm tự phật, phả lãm trang nghiêm. Kỳ quan viên tịnh chư nhân đẳng lạc cúng thành tâm, sở đương lặc thạch dĩ chí, kê: … Khải Định thất niên, thập nguyệt cát nhật huề[3].
Dịch nghĩa:
Nhà thờ Nghĩa Trủng toạ lạc tại cửa Đông tỉnh thành, nguyên trước hoang trủng, lập nên để phụng thờ âm linh. Vào năm Tự Đức thứ 18 [1864] mới được sắc phong thành nơi thờ tự nổi tiếng. Từ đó đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa. Năm nay, Đốc Bộ Đường Từ Tướng Công Liệt Hiến Đại Nhân đã trích lương bổng cùng tăng khuyến cúng, thỉnh tượng, đúc chuông, dựng chùa, làm dài nhà ngang để thờ âm linh vả kiêm phụng phật, trông rất trang nghiêm. Các quan viên và mọi người cúng dường, thành tâm khắc vào bia đá.
Kê:
Thự Hiệp Tả Lãnh Tổng Đốc họ Từ 40 đồng.
Bố Chính Tôn Thất 22 đồng.
Án Sát Nguyễn Văn 20 đồng.
Phó Đề Đốc Nguyễn Văn 5 đồng.
Tổng Đốc Nguyễn Khoa Phu Nhân 5 đồng.
Nội Các Tham Tá Phạm Phu Nhân 5 đồng.
Quan viên các huyện tám phủ: Điện Bàn Tôn Thất 0, Tam Kỳ Trương Như Lãnh, Thăng Bình Nguyễn Phan, Tiên Phước Tôn Thât Củng, Đại Lộc Đinh Loan Tường, Hoà Vang Phan Mai Tỷ, Duy Xuyên Trần Đình Kiểm, Quế Sơn Nguyễn Hữu 0, cúng tiền 20 đồng.
Phiên ty viên nhân thị độc trương tố, Thông Phán Trần Tiễn Thuyên, Thị Độc Nguyễn Sinh Nhiếp, Thị giảng…, Trứ tác 0 Hoàn Pháo,Trứ tác Nguyễn Đình Nẫm, Tu soạn Phạm Đàm, Tu soạn Vũ Uý, Tu soạn Ưng Lãnh, Bang tá Nguyễn Khoa Liêm, Biên Tu Nguyễn Dao, Biên tu Bùi Thức Tùng, Thất phẩm Đoàn Xuân Thuý là giáo viên trường Pháp Việt, Kiểm tịch Trương Quang Diễn, Bát phẩm Nguyễn Đôn Thái, Kiểm tịch Hồ Khẩn, Kiểm tịch Trần Văn Kiểm, Kiểm bạ Tôn Thất Kham cùng với Trần Thúc Thanh, Huỳnh Củng kính cúng, Thừa phái cửu phẩm Trần Thế, Thừa phái Lê Tường, Cửu phẩm Trương Xuân Huy, Tự sinh Trương Trí cùng cúng số tiền là 64 đồng 5 hào.
Niết ty viên nhân kinh lịch Phan Tiến Khánh, Tu soạn Lương Phan Khuê, Tu soạn Nguyễn Kiến Tập, Tu soạn Hồ Hoàng, Biên tu Vũ Hoàn, Kiểm tịch Nguyễn Đề, Kiểm tịch Nguyễn Khoa 0, Bang tá Phạm Duy Thụ, Kiểm thảo Nguyễn Kiêm, Cửu phẩm Phạm Như Triêm, Cửu phẩm Trần Phan cộng cúng. Tỉnh cơ viên nhân chánh quản Phạm Quý, Phó quản Tôn Thất 0, Phó quản Nguyễn Văn Hoạt, Phó quản Nguyễn Như Khang, Chánh đội Lê Hà, Chánh đội Nguyễn Mai, Phó đội Nguyễn Thạc Ngân,Phó đội Lê Viết Điền, Đội trưởng Lê Tùng,Cấp bằng Vũ Lịch, Cấp bằng Vũ Chí, Cấp bằng Lê Dư, Dịch mục Nguyễn 0 cùng cúng số tiền là 15 đồng 3 hào.
Bát phủ huyện nha thuộc kiểm thảo Hồng Mại, Biên tu Lê Trọng Bỉnh, Biên tu Phạm Hữu Mẫn, Kiểm tịch Mai Khắc Giáo, Kiểm tịch Lê Bá Thiêm, Bát phẩm Chu Văn Mậu, Bát phẩm Huỳnh Trọng Khánh, Bát phẩm Nguyễn Tùng, Kiểm bạ Nguyễn Đình Tồn, Kiểm bạ Huỳnh Nguyên Phù, Bát phẩm Phan Hoàng Quyển cung phụng, Nguyễn Tuệ kính cúng, Trần Châu kính cúng, Ngô Mạnh Nhi, Đức chiếu Huỳnh Đức Dụ, Đức chiếu Hồ 0, Đức chiếu Huỳnh Văn Luyện, Đức chiếu Trần Hạc, Đức chiếu Nguyễn Vận, Đức chiếu Trần Sách, Cửu phẩm Trần Đức Thụ, Cửu phẩm Lê Quang Diệu, Cửu phẩm Trần 0, Cửu phẩm Dương Văn Bình, Cửu phẩm Trần Huỳnh Mậu cùng cúng số tiền là 42 đồng. Lý trưởng Trần Hữu Độ ngũ mao, Đỗ Thị 0 cúng 1 đồng.
Ở trên là tất cả số tiền cúng được tổng cộng 265 đồng 3 hào.
Niên hiệu Khải Định thứ bảy, ngày lành tháng 10 kính khắc.
4. Bia Lầu Trống
Bia có 15 dòng, số chữ không nhất định trong các dòng. Bia này ghi chép công đức là chính, không có lòng văn. Bia lập năm Bảo Đại thứ 10. Bia này chúng tôi chỉ dịch nghĩa, không cần phiên âm. Bởi vì, chúng chỉ chép phần công đức, không có giá trị văn chương cho mấy.
Dịch Nghĩa:
Các quan viên, mọi người Phổ Chương Tín chùa Nghĩa Trủng, ghi chép số tiền đã cúng kính cẩn khắc vào bia đá để lưu lại lâu dài.
Kinh lịch Lê Ngọc Lưu 2 đồng.
Tu soạn Tôn Thất Kham 4 đồng.
Biên tu Trương Quang Diễn 3 đồng.
Biên tu Trần Thúc Tĩnh.
Cúng 2 đồng:
Kiểm thảo Lê Tường, Văn Phú Lạc, Chánh tổng Nguyễn Nho Đề, Cửu phẩm Nguyễn Đình Hội, Thị chiếu Trần Sách tứ nguyên, Phó tổng Đỗ Văn Tạo.
Cúng 3 đồng:
Lý trưởng Trần Hữu Độ, Phó tổng Đặng Cẩn, Giám thủ Lê Bộ, Ty lễ Lưu Chương, Thủ sắc Lưu Luyện, Thuyền chủ Vũ Nhã, Bát phẩm Vũ Lịch
Cúng 2 đồng:
Bát phẩm Nguyễn Văn Quang, Cửu phẩm Nguyễn Văn Định, Cửu phẩm Nguyễn Đình Hiên, Cửu phẩm Nguyễn Hữu Doanh, Cửu phẩm Nguyễn Cống, Ty lễ Phạm Bộ, Chánh tổng Lê Hướng, Phó tổng Đỗ Văn Như, Thông lại Phạm Phú Mỹ, Hội viên Nguyễn Trương, Lý trưởng Võ Tiến, Hương lão Nguyễn Văn Diệu, Hương lão Nguyễn Văn Triết, Hương lão Nguyễn
Văn Tích, Hương lão Vũ Mão, Hương lão Huỳnh Đức Mậu, Hương lão Phạm Văn Chất, Ty lễ Đinh Sửu, Lão phạm Doãn Chấp, Lão Phạm Phú Ân, Hương bản Nguyễn Giảng, Hương kiểm Đinh Xuyết, Hương mục Phạm Tiệm, Phòng kiểm Lê Sân, Dịch mục Trương Khách, Phạm Hoạt, Nguyễn Văn Ninh, Vũ Cảnh, Nguyễn Doãn, Phan Hợp, Nguyễn Văn Bích, Lê Cố tứ nguyên, Cửu phẩm Phạm Hựu.
cúng 2 đồng:
Lý trưởng Nguyễn Đình Khôi, Ty niết Nguyễn Vụ, Nguyễn Công Hội, Nguyễn Tiến Nhất, Lê Hồ Nguyễn Đồng.
Các phổ viên cùng với 58 viên nhân, tổng số tiền trong phổ cúng được là 119 đồng.
Sau đây là danh sách những người cúng tiếp theo được khắc riêng:
Cúng 2 đồng:
Đoàn Bảng, Thất phẩm Nguyễn Công Nho, Khố trưởng Mạc Như Thư, Nguyễn Văn Châu, Vũ Văn Quảng, Phó tổng Nguyễn Dật.
Niên hiệu Bảo Đại thứ 10, ngày lành tháng giêng.
Chương Tín phổ, Phổ trưởng thị chiếu Trần Sách, Chứng minh trú trì Phan Mai, Đại biểu phó tổng Đỗ Tạo cùng bổn phổ đồng kính lập.
[1] Văn bia tháp thiền sư Đương Khánh, chúng tôi đã có bài nghiên cứu trong Văn Hóa Phật Giáo.
[2] Nguyên văn: 敕賜義塚寺在省成東門外原前奉事荒墓諸亡靈列位前年承省督部堂徐相公列憲大人發菩提心捐銀修補今奉佛聖寺所莊嚴近年來桂山縣衙檢討充吏目尊室堪住持潘枚號當慶等與故經歷回休阮孰彩誠心曉勸信女人等願供銀元立成女譜常年置供聖誕十殿等礼寔属慈善有心請銘石以為後來者勸所有何人氏樂供銀干列計如左三元以下計. …保大八年歲次癸酉四月吉日
[3]Nguyên Văn: 義塚祠所在省城門之東原從荒塚旁造出專寺陰靈嗣德十八年奉敕賜名嗣而遵循崇修歷至今日本年督部堂徐相公列憲大人摘工作銀並增勸供請像鑄鐘設寺長構橫家奉事陰靈且兼祀佛領觀莊嚴其官員省請人等樂供誠心所當勒石以誌計….啟定七年十月吉日鑴