Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

VỀ MỘT TẤM VĂN BIA TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG PHÚ

VỀ MỘT TẤM VĂN BIA TẠI THỊ TRẤN ĐÔNG PHÚ
                                                                                  Ngô Quốc Trưởng
Trong một chuyến du ngoạn về Đông Phú, chúng tôi được thầy Đồng An giới thiệu một văn bia dựng tại trường Phổ Thông trung học Trần Đại Nghĩa. Bia được đặt phía trái trong sân trường, chịu cái cảnh “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Khi lại gần, thấy bia khắc những hàng chữ hán cở nhỏ. Bia được gắn trên một tấm đá, trang trí hoa văn đơn sơ. Cả đế và tấm bia đều làm bằng chất liệu đá non nước, màu trắng, do để ngoài trời nên có màu hơn ngả đen. Bia thuộc loại bia dẹp, hình chữ nhật, đầu bia được gấp một đoạn ngắn, xung quanh kẻ đường viềng, trang trí hoa văn đơn giản như lưỡng long chầu nguyệt, dây lá. Bia được làm theo kiểu thông dụng của các văn bia tại Quảng Nam. Khác với bia tại miền bắc thường là bia bốn mặt, hình khối và cũng khác với bia ở Huế thường có tai bia, còn bia Quảng Nam thì không có phần đầu mà chỉ có trán bia ăn nhập với đường viềng xung quanh. Thông qua các dòng, chúng ta biết văn bia ghi chép danh sách những người đỗ đạt trong các khoa thi. Cách ghi chép để khắc vào bia đá giống với các văn bia tiến sĩ tại Huế. Vẫn đọc từ trái sang phải nhưng không đọc liên tiếp, mà được chia làm bốn phần từ trên xuống dưới. Cách đọc từng phần từ phái sang phải, rồi đọc đến phần sau cũng như thế. Trong các bài văn bia chỉ thấy đọc từ trên xuống dưới một mạch mà không chia ra từng phần như tấm văn bia này. Bia có một số chỗ bị vỡ nên không thể đọc được họ, hoặc tên, còn địa phương thì chúng tôi tham khảo Đồng Khánh dư địa chí, tỉnh Quảng Nam để đối chiếu cho chuẩn xác. Do văn bia ghi chép danh sách những người đỗ đạt, viết đơn giản như khoa thi khắc chữ lớn, đến tên mỗi người, ở phần tên có khắc quê quán như “Lê Hoàng: Thuận An Lãnh An, bổn phổ văn chủ” thì được hiểu ông Lê Hoàng người xã lãnh An, tổng Thuận An, làm văn chủ bổn phổ. Mục danh sách đưa ba thông tin tên người đõ đạt, quê quán thì ghi tổng rồi đến xã và cuối cùng chính là chức danh. Văn bia không thấy đề người soạn, năm khắc in nên đành phải suy luận. Theo một cụ già tại địa phương cho biết xưa có ba văn bia, do thời chiến nên mất 2 tấm chỉ còn lại được một tấm. Như thế, bia này có thể là tấm bia cuối, hoặc giữa. Nếu là tấm khắc đầu tiên thì có thể có lời văn duyên khởi, người soạn và cũng có thể đề năm khắc đá. Suy luận một cách hợp lý thì có thể đoán định bia ra đời phải trước năm 1918, tức khoa khi cuối cùng của chế độ Phong Kiến nhà Nguyễn mà tấm bia ghi lại. Và có thể dừng lại từ năm 1945 khi cách mạng tháng 8 thành công thì sau này người ta không quan tâm đến vấn đề lập bia khoa cử. Kết luận hợp lí có thể trong giai đoạn 1918-1945 là có lý.   

Bia ghi chép được 15 khoa thi từ khoa Tự Đức Mậu Thìn (1868) đến khoa cuối cùng là năm Khải Định Mậu Ngọ (1918), tổng số được 54 người. Khi tra vào Hương khoa lục, Khoa bảng lục thì trong các khoa thì này lại không thấy có tên, chúng tôi nghĩ có thể những vị này chỉ đỗ tú tài, nếu như đỗ cử nhân, phó bảng, tiến sĩ thì hai quyển sách đã chép vào trong danh sách rồi. Sau đây là phần phiên âm của chúng tôi:   

1. Tự Đức Mậu Thìn ân khoa (1868)
Lê Hoàng, Thuận An Lãnh An bổn phổ văn chủ
Cao Lập Chí: Thuận An An Tây
2. Tự Đức Canh Ngọ khoa (1870)
Võ Ngọc trác: Xuân Phú Hương An
Nguyễn Mậu kỳ: Thuận An Phú Cốc
Lương Hữu Đức: Xuân Phú Phú Trang
Nguyễn Khoan: Thuận An, Phú Bình
Phan Hạnh: Xuân Phú, Phước Sơn
3. Tự Đức Quý Dậu khoa (1873)
Phan Yêu: Xuân Phú, Phước Sơn
Phan Cẩn Xuân Phú, Phước Sơn
Nguyễn Ái: Xuân Phú, Xuân Quế
Trần Quảng: Thuận An, Châu Sơn
4. Tự Đức mậu dần ân khoa (1878)
Đỗ Văn Huyên: An Mỹ, Nghi Lộc
Lê Duy Trinh: Thuận An, Gia Lộc
Nguyễn Đạt: Xuân Phú, Xuân Phú
5. Tự Đức Kỷ Mão khoa (1879)
Phan Tự: Xuân Phú Phú Sơn bổn phổ văn chủ
Trần Khế: Thuận An, Ngô Cang
6. Kiến Phúc Giáp Thân ân khoa (1884)
Phạm Ái: Xuân Phú, Phú Trang, quan thị giảng
7. Đồng Khánh Mậu Tý khoa (1888)
Phạm Khiết: Xuân Phú, Đồng Thành, quan thị giảng
8. Thành Thái Tân Mão khoa (1891)
0[1] Dật: Xuân Phú, Phú Sơn, bổn phổ văn chủ quan thị giảng
 0 Quang: Xuân Phú, Phước Sơn
Lưu Thục: Xuân Phú, Dưỡng Mông
Hồ Du: An Mỹ, Cẩm Sơn
9. Thành Thái Giáp Ngọ khoa (1894)
Nguyễn Trác: Thuận An, An Sơn
Nguyễn Văn Huy: Thuận An, Châu Sơn.
10. Thành Thái Đinh Dậu khoa (1897)
Nguyễn Doanh: Xuân Phú, Xuân Phú, quan thị giảng
Lưu Thái: Xuân Phú, Mông Lãnh, quan thị giảng
Phán Xán: Xuân Phú, Phước Sơn
Trần Thục Mậu: Thuận An, Ngô Cang
Lê Tự: Thuận An, Gia Cát
Nguyễn Đình Hiến: Quảng Đại, Trung Phước
11. Thành Thái Canh Tý khoa (1900)
Phan Đình Đạt: Quảng Đại, Trung Phước
Hà Ngọc Sách: Thuận An Gia Thượng, quan thị giảng
Lê Tiến: Thuận An, Gia Lộc
Nguyễn Thục Tố: Xuân Phú, Xuân Quế, quan thị giảng
Phan Kiêm: Xuân Phú, Phước Sơn
12. Thành Thái Quý Mão khoa (1903)
Lưu Diễn: Xuân Phú, Dưỡng Mông
Võ Huy: Xuân Phú, Dưỡng Mông
Huỳnh Cường: Xuân Phú, Mông Nghệ, quan thị giảng
Phan Bá Châu: Xuân Phú, Phước Sơn
Đinh Ninh: Xuân Phú, Phú Cường
Cao Thái: Thuận An, An Tây
Dương Doãn Thành: Thuận An, Thắng Sơn, quan thị giảng
13.Thành Thái Bính Ngọ khoa (1906)
Trương Trung Thanh: Xuân Phú, Mông Lãnh, quan cung phụng
Phan Ấm: Xuân Phú, Phước Sơn
Trần Thục Diệu: Xuân Phú, Mông Nghệ, quan thị giảng
Võ Doãn: Thuận An, Ngô Cang đông, quan cung phụng
14. Duy Tân Kỷ Dậu khoa (1909)
Nguyễn Mẫn: Thuận An, Ngô Cang đông, quan thị giảng
Lâm Xuân Quế: Quảng Đại, Phước Bình, quan thị giảng tỉnh hộ viên
Đoàn Sỹ khuyến: Xuân Phú, Phú Phong, quan cung phụng
Văn An: Xuân Phú, Xuân Mỹ
15. Duy Tân Ất Mão khoa (1915)
Lê Nguyên: Thuận An, Võ xá
16. Khải Định Mậu Ngọ khoa (1918)
Phạm Đình 0: Thuận An, An Tây
Võ Huy Chương: Xuân Phú, Hòa Mỹ, quan kiểm bạ
Đỗ Thẩm: An Mỹ, Nghi Lộc thượng


[1] Chữ bị mất, do vết đạn hoặc bị đục.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét